Lễ dâng sao giải hạn

Theo quan niệm dân gian, mỗi người vào mỗi năm sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh, có sao tốt, sao xấu và khi gặp sao xấu thì làm lễ dâng sao giải hạn.

Lễ dâng sao giải hạn

1. Các sao chiếu mệnh

Người xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người đều có một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có 9 ngôi sao, 9 năm lại luân phiên trở lại.

Các sao chiếu mệnh gồm: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hán, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức.

Trong đó có sao vận tốt và sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mệnh trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn và nếu ai được sao tốt chiếu mệnh thì làm lễ dâng sao nghênh đón theo nguyên tắc: “thuận ta thì cát, hung ta thì tránh”. Vừa giúp bản mệnh “cát càng thêm cát, hung thì không chuyển thành họa”.

LA HẦU tháng Bảy, tháng Giêng
Coi chừng kẻo gặp tai khiên đến mình
THỔ TÚ, THỦY DIỆU giữ gìn
Tháng Tư, tháng Tám động tình bi ai
Nhằm sao THÁI BẠCH ra chi
Tháng Năm trùng kỵ gắng chi đề phòng
THÁI DƯƠNG chúa tể nhật cung
Tháng Mười, tháng Sáu vận thông sắc tài
Gặp sao VÂN HÁN tháng Hai
Cùng là tháng Tám xảy hoài thị phi
KẾ ĐÔ sao ấy đến kỳ
Tháng Ba, tháng Chín sầu bi khóc thầm
Nguyệt Cung hoàng hậu THÁI ÂM
Tháng Chín được tốt, Mười Một lâm khổ nạn
Tới sao MỘC ĐỨC an vui
Nội trong tháng Chạp được ban phước lành”

Trong Thông Thư và Ngọc Hạp ký (bản in khắc ván thời Nguyễn) có bổ sung hướng dẫn cách dâng sao giải hạn. Các sao xấu cần hóa giải gồm Thái Bạch, Thổ Tú, Vân Hán, La hầu, Kế Đô.

Việc dâng sao giải hạn nên tự làm, vào ngày sao giáng trần (giáng hạ) hàng tháng. Người làm lễ tắm gội sạch sẽ, trang phục ngay ngắn, thành tâm thủ tín, chuẩn bị hương án (hoặc mâm), mua sắm lễ vật để tiến hành nghi lễ theo hướng dẫn. Dùng giấy màu cắt thành bài vị (hình chữ nhật, theo chiều dọc), trên bài vị ghi rõ tên sao hạn.

Thắp nến và bày lễ vật như trầu nước, rượu, phẩm quả. Bày hương án, bài vị ở hướng sao giáng trần, đốt hương, quay về hướng sao giáng trần khấn Nôm (nêu rõ họ tên, tuổi, địa chỉ, ngày giờ, lễ vật; thành tâm kiểm điểm những điều sai quá của bản thân, hứa khắc phục; cầu mong được bình an, thuận lợi.

2. Cách tính sao hạn theo tuổi âm lịch

Lễ dâng sao giải hạn: Bảng tính sao hạn theo tuổi âm lịch

3. Ngày cúng sao giải hạn theo tháng

  • Sao La Hầu: Cúng từ 21 đến 23 giờ ngày 8 Âm lịch hàng tháng, hướng Bắc.
  •  Sao Thái Bạch: Cúng từ 19 đến 21 giờ ngày 15 Âm lịch hàng tháng, hướng Tây.
  • Sao Kế Đô: Cúng từ 21 đến 23 giờ ngày 18 Âm lịch hàng tháng, hướng Tây.
  •  Sao Thổ Tú: Cúng từ 21 đến 23 giờ ngày 19 Âm lịch hàng tháng, hướng Bắc.
  •  Sao Thủy Diệu: Cúng từ 19 đến 21 giờ ngày 21 Âm lịch hàng tháng, hướng Bắc.
  •  Sao Mộc Đức: Cúng từ 19 đến 21 giờ ngày 25 Âm lịch hàng tháng, hướng Đông.
  •  Sao Thái Âm: Cúng từ 19 đến 21 giờ ngày 26 Âm lịch hàng tháng, hướng Tây.
  •  Sao Thái Dương: Cúng từ 21 đến 23 giờ ngày 27 Âm lịch hàng tháng, hướng Đông.
  • Sao Vân Hán: Cúng từ 21 đến 23 giờ ngày 29 Âm lịch hàng tháng, hướng Nam.
Lễ dâng sao giải hạn: Sơ đồ cắm nến cúng dâng sao giải hạn

Trên đây là giải đáp về  làm lễ dâng sao giải hạn. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 0989.34.9119 để được hỗ trợ, giải đáp cụ thể. Qúy vị có thể tham khảo thêm các bài văn khấn cho các dịp khác trong cuốn sách Văn Khấn Toàn Thư, đây là cuốn sách tổng hợp 77 bài văn khấn trong văn hóa thờ cúng của người Việt ta, rất hữu ích và tiện dụng cho các gia đình.

Xem thêm: Văn khấn lễ Tứ Phủ công đồng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119