Lễ cúng Thanh Minh năm 2024 đúng nhất

Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ. Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa Tết Thanh Minh đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Chuẩn bị lễ cúng Thanh Minh như thế nào là đúng nhất luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm mỗi khi đến dịp này. Qúy vị hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn lễ cúng Thanh Minh năm 2024 đúng nhất

1. Tết Thanh Minh năm Giáp Thìn 2024 rơi vào ngày nào?

Tiết Thanh Minh thường thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.

Năm 2024 Tết Thanh Minh rơi vào thứ 5 ngày mùng 4/4/2024 (26/2 âm lịch).

2. Sắm lễ tiết Thanh Minh như thế nào cho đúng, đủ?

Cúng Thanh Minh ngoài mộ phần

Thông thường việc sắm lễ tiết thanh minh sẽ cần chuẩn bị sớm trước 1 – 2 ngày thường có tục đi tảo mộ, cúng lễ ngoài mộ từ sáng sớm. Trong đó, sắm lễ cúng tiết thanh minh cần chuẩn bị phần lễ như sau:

  • Giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy…
  • Các loại bánh và quả tươi
  • Trầu cau, rượu
  • Nước sạch
  • Một số món ăn tùy theo điều kiện mỗi nhà nhưng nên là đồ chay

Một bộ tam sinh: Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Tuy nhiên, hiện nay tùy theo phong tục tập quán của địa phương ở đâu: Cao Bằng hay là Tết Thanh Minh của người Tày, người Nùng, người Kinh, người Hoa, người Việt… và hoàn cảnh gia đình mà có thể chuẩn bị lễ này hay không.

Những đồ lễ này được sắp gọn gàng, chu đáo có đĩa bày và bày trên mặt đất với chiếu, hay tấm lót tại nơi bằng phẳng trước khi thực hiện nghi lễ. Lưu ý phải có lễ cúng dành riêng cho quan thần thổ địa tại nơi an táng với lễ vật: hương nhang, trầu rượu, tiền vàng, quần áo giấy…

Khi đến mộ phần, gia chủ đặt lễ vào am (nơi cúng chung), nếu không có thì dùng đôn (ghế) đặt lễ vật.

Sau đó thắp nhang, đèn, vái ba vái tỏ lòng thành kính với Thổ địa, Thần linh cai quản khu mộ phần, mời gia tiên về chứng giám và đọc bài khấn Lễ âm phần long mạch thổ phủ sơn thần nơi mộ, và đọc văn khấn xin sửa sang lại mộ phần. Sau đó, gia chủ mới cùng các thành viên tiến hành dọn dẹp, sửa sang phần mộ người thân đã khuất.

Các phần mộ nhiều khi cách xa, thăm viếng trọn vẹn mất cả ngày, cả tuần. Nhưng nếu đã đi cúng tại mộ phần thì phải thăm mộ tổ trước, rồi mới tới các mộ kế cận. Đứng lễ cúng tế nếu là họ tộc thì người già nhất sẽ dâng hương, cúng tế, rồi mới tới con cháu đồng tâm khấn vái. Nếu là gia đình thì trưởng nam dâng hương.

Lưu ý là số nén hương thì thắp số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm còn đèn thì mang theo hai đèn hoặc 2 cây nến vì thắp lên, 2 ngọn đèn tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt.

Trong khi hành lễ cúng gia thần, gia tiên đều có hai hình thức là vái và lễ. Vái thì các ngón tay đan vào nhau còn lễ thì hai bàn tay áp vào nhau và đều đặt ở ngang trước ngực. Vái hay lễ đều chỉ được thực hiện sau khi lễ vật đã đặt lên bàn thờ và đèn nhang đã thắp. Người làm lễ sau khi đã châm lửa, kính cẩn dùng hai tay dâng các nén hương ở vị trí ngang trán, vái ba vái rồi mới cắm hương vào bát hương.

Sau khi cúng xong thì con cháu trong gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp mộ phần và khu vực xung quanh. Nhiều người quan niệm rằng nên cúng lễ trước để xin phép ông bà, tổ tiên thì mới có thể sửa sang, tảo mộ được. 

Về phần tảo mộ, đối với ngôi mộ đã được xây cất thì bạn chỉ cần dọn dẹp, cắt cỏ dại xung quanh cho gọn gàng, sạch sẽ. Còn với những phần mộ chưa xây thì các thành viên trong gia đình cũng nên dọn cỏ dại, sau đó đắp thêm đất ở những phần sụt lún cho mộ được cân đối hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thắp hương cho những phần mộ nằm xung quanh mộ gia tiên như một cách bày tỏ lòng thành kính và sẻ chia với người đã khuất. 

Khi hương cháy gần tàn thì gia chủ có thể xin ông bà, tổ tiên để hóa vàng, thụ lộc và vái lạy bề trên lần cuối rồi ra về. 

Cúng Thanh Minh tại gia

Mâm lễ cúng Thanh Minh trong nhà

Lễ cúng  Thanh Minh tại nhà tuy không quy định cụ thể là lễ chay hay lễ mặn nhưng mọi người thường chọn cúng chay để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Bên cạnh đó, mâm cúng Tết Thanh minh cũng không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy mà sẽ tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình mà bày biện, sắm sửa sao cho thành tâm nhất. 

Một lễ cúng Tết Thanh minh tại nhà thường bao gồm:

  •  Xôi chè
  • Oản chuối
  • Bánh trái
  • Gạo muối
  • Bỏng
  • Trầu cau
  • Vàng mã
  • Chai nước

Bên cạnh đó, cũng có những gia đình chỉ thắp hương cùng hoa quả, trà và thuốc lá như một cách thông báo với tổ tiên đã khuất về ngày Thanh minh.

Trong khi lễ khấn Thanh Minh tại nhà, gia chủ cần bày tỏ có lòng thành hiếu kính, cúi xin linh thiêng chứng giám phù hộ độ trì cho con cháu trong nhà được an yên, gia tiên tiền tổ độ cho gia đạo hưng long, che tai cứu nạn, soi đường chỉ lối, điều lành mang lại, điều dữ mang đi… để cả gia đình được an vui, yên ấm…

Có nhiều người phân vân không biết nên làm lễ chay hay mặn mới là đúng. Theo phong tục của người Việt Nam sắm lễ tảo mộ Thanh Minh gồm cả lễ chay và lễ mặn, tùy thuộc vào tâm ý của gia chủ mà làm. Nhưng nhiều quan niệm cho rằng ăn chay, niệm Phật mới dễ siêu thoát, nên cúng Thanh minh bằng lễ chay, không nên làm lễ mặn. Lễ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong.

Dù lựa chọn hình thức nào, thì cả đại gia đình cũng đều cần nhất tâm kính lễ, một lòng thành kính hướng tới gia tiên, tiền tổ, những người đã khuất. Đừng vì chút mâu thuẫn trong việc làm lễ mà khiến gia đình bất hòa, khi đó người đã khuất cũng không thể vui gì dù cho con cháu có cúng mâm cao cỗ đầy đi chăng nữa.

Trước khi tiến hành cúng Tết Thanh minh, các thành viên trong gia đình cần dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ, gọn gàng. Bàn thờ tổ tiên nên được quét dọn cẩn thận từ ngày hôm trước. Bên cạnh đó, những người làm lễ cúng nên ăn mặc chỉn chu, gọn gàng. 

Mâm cúng sau khi chuẩn bị xong sẽ mang lên trên bàn thờ gia tiên. Một người sẽ thay mặt các thành viên trong gia đình lên thắp hương, vái lạy tổ tiên và đọc văn khấn Thanh Minh.

Sau khi làm xong lễ cúng, gia đình chờ cho một tuần hương cháy hết thì có thể hóa vàng, hạ lễ và thụ lộc. 

Xem thêm: Ngày Thanh Minh năm 2024 là ngày nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119