Hoan hỉ đón chào quý vị và các bạn đã quay trở lại kênh PTMM. Quý vị thân mến, từ xa xưa, “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu của dân tộc ta. Và tiết Thanh Minh đã trở thành một trong những ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, khắc sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Để biết thêm về ngày lễ Thanh Mình,những việc làm và không nên làm trong ngày này, hãy cùng Phong thủy May Mắn tìm hiểu rõ hơn về dịp lễ thiêng liêng này nhé!
1. Việc cần làm trong ngày lễ Thanh Minh
Người dân Việt Nam lấy ngày tết Thanh Minh là dịp để đi sửa phần mộ của Tổ tiên, dòng họ mình để phần mộ được sạch sẽ. Khi đi tảo mộ, mọi người thường mang theo cuốc, xẻng để đắp lại những chỗ mồ bị nứt, bị hở, rẫy những cây cỏ dại và những cây hoang mọc xung quanh, trùm lên mộ và cũng để tránh cho các loài rắn, chuột đào hang, làm tổ.
Trong khi làm sạch mộ, gia chủ có thể sử dụng Bột xông nhà Khai cát và Bột Ngũ Vị Hương để xông giúp bao sái, tẩy uế hoặc chôn, rắc Gạo Vàng Thần Tài hoặc Cốt Thất Bảo dưới các góc mộ giúp có linh khí, hóa sát, trừ tà.
Bột xông nhà Khai cát là sản phẩm tuyệt vời với sự kết hợp đầy đủ giữa nguyên liệu thảo mộc, với những vật phẩm tốt lành trong dân gian cũng như trong phong thủy. Bột xông nhà Khai cát dùng để bao sái, tẩy uế, lau sạch khi dọn bàn thờ, đồ cúng lễ, xông khí, tẩy trừ uế khí, tiêu trừ khí xấu… đem lại phúc tài lộc thọ cho gia chủ. Nhà có người bệnh lâu ngày không khỏi, người hay mê ngủ mộng mị, mắc chứng hoang tưởng, nên sử dụng để tẩy đi uế khí, tà khí… Xông đất trước khi hành lễ động thổ, khai trương, nhập trạch, khánh thành, tẩy uế, trừ tà cuối năm, trong lễ tảo mộ tiết Thanh Minh… là rất cần thiết.
Gạo Vàng Thần Tài được xem là một vật phẩm cực kỳ may mắn. Nó được chế tạo từ loại cát vàng và đá tự nhiên thuần khiết. Mỗi một công đoạn chế tác đều vận dụng theo các nguyên lý ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ một cách nghiêm túc. Sức linh nghiệm đặc biệt mạnh, là một vật thần lực mạnh mà nhà nhà nên có trong gia đình, đặc biệt là vào những ngày lễ lớn, càng nên sử dụng vật phẩm cát tường này.
Cốt Bát Hương, đặc biệt Cốt Thất Bảo là một vật linh thiêng để trong bát hương dùng cho thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới Tổ tiên, các vị Thần linh, hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.
Cốt Thất Bảo trong Cốt Bát Hương là đặc biệt quan trọng, bởi chúng được coi như lòng cốt, linh hồn trong bát hương, tượng trưng cho giá trị cốt lõi trong gia đình. Cốt Thất Bảo đầy đủ bao gồm: vàng, bạc, ngọc trai, ngọc phỉ thúy, đá mã não, san hô đỏ, hổ phách.
Do được hội tụ đủ linh khí ngũ hành của trời đất Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, nên tất cả các bảo vật làm thất bảo đều là bảo vật quý, giữ được linh khí của đất trời. Với linh khí đất trời được hội tụ lại trong bộ Cốt Thất Bảo thì nguyện cầu thì tâm ý mới linh ứng và được lưu lại.
Để vận hành cho thất bảo người ta sử dụng thêm Gạo Vàng Thần Tài làm chất dẫn, Gạo Vàng Thần Tài giống như Cam Thảo trong Đông Y, chạy được vào cả 12 kinh mạch. Vậy nên sử dụng thêm Gạo Vàng Thần Tài làm chất dẫn cho toàn bộ khí trong thất bảo được lưu thông.
Sau khi hoàn thành, mọi người thường thắp những nén hương thơm ngát và có thể trồng nên trên mộ một vài cây hoa nhỏ như cây bỏng, hoa mười giờ… hoặc là mọi người cắm những bông hoa tươi đẹp cho các linh hồn đã khuất.
Một số lưu ý khi đi tảo mộ:
1) Trước khi ra mộ, bạn cần phải bày cỗ, thắp hương xin phép Gia tiên trước khi đi tảo mộ.
2) Khi đi tảo mộ, dù bạn có phải xách nặng đến thế nào cũng đừng thuê người xách, mà hãy để con cháu trong nhà xách.
3) Khi làm lễ nên là người con trưởng, cháu đích tôn, hoặc là người kế thừa việc thờ tụng trong dòng họ.
4) Thắp hương ở nơi thờ Thổ Công, Thổ Địa ở nơi chôn cất trước khi thắp hương ở mộ.
5) Sau khi làm lễ xong mới tiến hành dọn dẹp xung quanh mộ.
Dọn dẹp chỉ nên dọn dẹp cỏ, trồng hoa, lau chùi,.. Còn với những ngôi mộ chưa xây thì thêm việc đắp đất. Nhổ cỏ chỉ nên làm ở bề mặt trên, không nên giật mạnh, đào bới gây sạt lở mộ.
6) Đốt vàng mã nên đốt đúng nơi quy định, không đốt quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ.
7) Sau khi đến nơi, các trưởng lão sẽ lo phần lễ bái, còn con cháu đứng nghiêm túc chấp tay cầu nguyện. Trong lúc đang làm lễ, mọi người không nên nô đùa, nói chuyện quá to, thể hiện một cách nghiêm túc, trang nghiêm, tôn trọng với người đã khuất.
8) Sau phần tảo mộ là việc dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, nơi thờ cúng. Đây cũng là một việc quan trọng của con cháu để thể hiện sự tôn trọng, thành kính, quan tâm chăm sóc của mình đối với ông bà, Tổ tiên.
Sau khi dọn dẹp xong, gia chủ có thể sử dụng Bột xông nhà Khai cát, Bột Ngũ Vị Hương để xông giúp bao sái, tẩy uế hoặc chôn, rắc Gạo Vàng Thần Tài hoặc Cốt Thất Bảo dưới các góc mộ giúp có linh khí, hóa sát, trừ tà; đồng thời mùi hương từ Bột Ngũ Vị Hương giúp xua đuổi muỗi mọt, những động vật gặm nhấm làm tổ trên mộ, ban thờ của Gia tiên nhà mình.
Cúng Thanh Minh như thế nào?
Ở ngoài mộ
Gia chủ sẽ sắp vàng xếp mâm lễ gồm có: vàng mã, hương đèn, trầu cau, nước, rượu, trà khô, hoa quả, đồ cúng chay, hoặc đồ cúng mặn vào chỗ thờ chung. Sau đó, thắp nhang, đèn, vái 3 vái tỏ lòng thành kính với quan Thổ Công, Thổ Địa ở đó, rồi mới mời Gia tiên trở về, đọc các bài khấn lễ riêng.
Trong khi chờ tuần nhang ở chỗ quan Thần linh, mọi người trong gia đình ra phần mộ nhà mình thắp hương, xin phép được dọn dẹp, sửa sang. Sau khi lễ xong, mọi người trong gia đình mới tiến hành dọn dẹp.
Khi hương đã được 2/3, mọi người có thể lễ tạ, hóa vàng, xin lộc và ra về.
2) Ở tại gia
+ Trước khi vào lễ, gia chủ nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, bàn thờ Gia tiên.
+ Ở nhà, mọi người có thể tự chuẩn bị mâm cỗ để cúng Tổ tiên. Tùy theo hoàn cảnh gia đình của mỗi người mà mâm cơm có thể khác nhau, quan trọng là mọi người chuẩn bị với một tâm thành kính.
+ Mâm cơm có thể là đĩa xôi, con gà, hoa quả, trầu cau, vàng mã, rượu, nước, trà khô và một số món khác tùy theo gia đình.
+ Trong khi lễ, gia chủ cần phải trang nghiêm, bày tỏ sự hiếu kính với Gia tiên.
Tuy nhiên, khi đi tảo mộ, chúng ta cũng nên chú ý tới các kiêng kỵ trong Tiết Thanh Minh để tránh gặp phải những xui xẻo không đáng có. Hãy cùng Phong thủy may mắn tìm hiểu về
2. Những điều kiêng kỵ khi đi tảo mộ trong tiết Thanh Minh
1. Người có da mặt sạm đen, hắc khí bao phủ không đi tảo mộ
Vào ngày tảo mộ, nếu thấy trước trán có quầng đen hay một khoảng tối khi ẩn khi hiện dưới da thì có nghĩa vận khí của người đó rất xấu, nên tránh đi tảo mộ. Nếu nhất định phải đi, có thể mang theo người vật hộ thân đã được khai quang để hóa giải điềm dữ. Đó có thể là các vật phẩm phong thủy hộ mệnh như bùa hay vòng tay Tam Hợp Tử Đàn, dây chuyền Thập Nhị Thần Bát Bảo hoặc đem theo Gạo Vàng Thần Tài … đã được khai quang điểm nhãn, giúp dữ hóa lành.
2. Ăn đồ mặn khi đi tảo mộ
Ngày tảo mộ, từ sáng sớm tới lúc đến nơi cúng tế, không nên ăn đồ mặn, quần áo phải sạch sẽ, chỉnh tề, thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất. Đồ ăn có thể lựa chọn các loại đồ chay tịnh, bánh trái hoa quả.
Lễ cúng cũng nên là lễ chay, bởi dân gian quan niệm được ăn chay, niệm Phật mới dễ dàng siêu thoát. Lễ cúng nên có hoa tươi, xôi oản, trái cây, chai nước, rượu, trà khô, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong… Có thể chọn hoa cúc vàng, thể hiện sự nhớ nhung, hiếu thảo của con cháu đối với Tổ tiên.
3. Không đề phòng cháy nổ, trộm cắp
Khi đốt vàng mã, nên chú ý phòng ngừa cháy nổ. Ở một số nơi, mộ phần được đặt trên đồi núi, nếu không cẩn thận khi đốt vàng mã có thể khiến lửa bén vào cỏ khô, gây hỏa hoạn.
Đồ lễ bái nên chuẩn bị từ trước, tránh mua ở các hàng bán đồ lễ gần nơi cúng tế. Nếu không tiện chuẩn bị đồ lễ, nên để sẵn tiền lẻ vào túi áo khoác ngoài, khi mua sắm sẽ dễ thao tác hơn. Tiền mệnh giá lớn nên cất kĩ, tránh để kẻ xấu lợi dụng sơ hở trộm cắp giữa chốn đông người.
4. Tùy tiện chọn ngày tế lễ
Tránh đi tảo mộ vào ngày cuối tuần hoặc các ngày cao điểm khác trong tiết Thanh Minh. Ngày nay, điều kiện kinh tế được nâng cao, nhiều gia đình sở hữu xe ô tô riêng, vì thế vào dịp tảo mộ rất dễ xảy ra ách tắc giao thông. Để tránh phiền phức, bạn có thể lựa chọn các phương tiện giao thông công cộng, cũng có thể kéo dài thời gian làm lễ tảo mộ (đi sớm về muộn) hoặc tránh các giờ cao điểm trong ngày, giúp buổi lễ được tiến hành thuận lợi, vạn sự hanh thông.
5. Lơ là, không chú ý đến đồ đạc mang theo
Bất kể khi đến nơi tế lễ hoặc rời khỏi đó, chúng ta đều nên tập cho bản thân thói quen kiểm kê đồ đạc mang theo, tránh vô ý thất lạc đồ quý giá. Ngoài ra, khi đi tảo mộ theo tập thể, nên chú ý kiểm soát số người mọi lúc mọi nơi.
Đặc biệt nếu mang theo con trẻ đi cùng, cha mẹ càng nên cẩn trọng, luôn để mắt đến con, tránh để trẻ mải chơi đi lạc.
6. Dừng chân quá lâu nơi vắng vẻ
Có những gia đình mộ phần Tổ tiên được đặt ở xa nơi ở, phải đi qua nhiều khu vực hẻo lánh, ít người qua lại, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tốt nhất nên đi theo lộ trình đã định, chọn những con đường mà mọi người hay đi, tránh dừng chân lâu ở nơi hoang vắng để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi cùng. Hơn nữa, theo quan niệm phong thủy, đi đến những nơi như vậy thường dễ nhiễm tà khí, nếu thực sự cần thiết thì nên đi cùng nhiều người.
7. Kinh động đến hương hồn người khác
Nghĩa trang, mộ phần là nơi người đã khuất yên nghỉ, tuyệt đối cấm kị cười nói ồn ào, buông lời nóng nảy hay đánh mắng, chửi bới nhau. Không được đi lại, chạy nhảy lung tung, tiểu tiện bừa bãi.
Khi đi ngang qua mộ phần của người khác, không được dẫm chân lên bia mộ. Không được tùy tiện động vào đồ tế lễ đặt trên mộ phần người khác, nếu lỡ vô ý chạm phải, nên thành tâm khấn vái xin hương hồn họ thứ lỗi.
Gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận. Trong khu tế lễ, nên chú ý kiểm soát thái độ, cảm xúc của bản thân, giữ lòng thành kính, tránh làm kinh động đến hương hồn người đã khuất.
8. Tùy tiện chọn giờ tế lễ
Nên tiến hành tảo mộ vào thời điểm dương khí vượng trong ngày. Khi trời còn chưa sáng hay nhập nhoạng tối đều không tốt cho người đi tảo mộ, dễ bị nhiễm tà ma, chướng khí, vì thế nên tránh làm lễ vào những thời điểm này.
Từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều là khoảng thời gian tốt nhất mà mọi người thường lựa chọn để tảo mộ, lúc này không chỉ dương khí dồi dào mà sắc trời thường quang đãng, thuận lợi cho việc tiến hành tế lễ.
9. Không dọn dẹp mộ phần cẩn thận
Khi đi tảo mộ tiết Thanh Minh, nên chuẩn bị sẵn dụng cụ để dọn dẹp mộ phần sạch sẽ, gọn gàng. Thấy cỏ rậm thì phát cho quang, thấy đất khuyết thì đắp bồi lên, trồng thêm cây xanh và hoa tươi, cũng đừng quên quét dọn khu vực xung quanh mộ.
Nên chú ý sửa sang bốn phía của mộ phần, làm vậy không chỉ để tỏ lòng kính trọng với người đã khuất mà còn để xem xét tình hình của ngôi mộ. Nếu quanh mộ có nước sẽ không tốt cho vận thế của người đời sau. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, phải giữ lòng thành kính, cầu mong Tổ tiên nơi suối vàng phù hộ con cháu sức khỏe, may mắn và cuộc sống an lành.
Trong khi làm sạch mộ, gia chủ có thể sử dụng Bột Ngũ Vị Hương để xông giúp bao sái, tẩy uế hoặc chôn, rắc Gạo Vàng Thần Tài hoặc Cốt Thất Bảo dưới các góc mộ giúp có linh khí, hóa sát, trừ tà.
10. Phụ nữ có thai đi tảo mộ
Theo lời các cụ xưa truyền lại, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ hành kinh không được đi tảo mộ, nhất là khoảng thời gian sau 3 giờ chiều tuyệt đối không được tham gia vào các hoạt động này.
Không tính đến vấn đề phong thủy, cơ thể phụ nữ thời điểm này rất yếu ớt, dễ bị nhiễm lạnh và khí độc nơi nghĩa trang, mộ phần. Những người có khí trường hay sức khỏe yếu đi tảo mộ về, khi vào nhà nên bước qua chậu lửa hoặc tắm nước lá bưởi để xua đi những trường khí độc.
11. Tổ chức việc hỉ, sinh nhật hay tiệc tùng vui chơi giải trí
Tết Thanh Minh là dịp con cháu hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ông bà Tổ tiên, tỏ lòng hiếu kính, nhớ thương người đã khuất. Nếu sinh nhật trùng hợp rơi đúng vào tiết Thanh Minh, tốt nhất nên tổ chức sớm vài ngày. Đặc biệt, tuyệt đối không làm mừng thọ cho người già vào dịp này, không nhận hoa chúc mừng, cũng không ăn bánh sinh nhật ngày hôm đó.
Tương tự, kết hôn là chuyện đại sự cả đời, không thích hợp tổ chức vào thời điểm này. Đám cưới là chuyện vui mừng, thường được tổ chức rình rang, mà tiết Thanh Minh âm phần thịnh, hoạt động chủ yếu là tế tổ, tảo mộ, tưởng nhớ người đã khuất, nên làm lễ kết hôn không những không được may mắn mà còn có phần bất kính với Tổ tiên.
Ngoài ra, nếu do nhiều nguyên nhân mà không thể đi tảo mộ, ở nhà cũng nên hạn chế tổ chức tiệc tùng vui chơi giải trí, càng không nên chửi bới, đánh nhau hay nói lời báng bổ Thánh Thần, kẻo sau này hậu họa khôn lường.
12. Mặc quần áo màu mè sặc sỡ
Theo quan niệm dân gian, trong tiết Thanh Minh đặc biệt cấm kị mặc đồ rực rỡ, ngay cả nội y hay trang sức đi kèm cũng phải chú ý không dùng màu đỏ, không mang theo vật kim loại dễ gây tiếng động. Có người lại cho rằng dịp này nên mặc quần áo rực rỡ như màu đỏ hoặc vàng, còn quần áo màu đen nhìn xui rủi, dễ nhiễm âm khí.
13. Đi du lịch hay thăm hỏi bạn bè, người thân
Tốt nhất nên tránh tiết Thanh Minh, chọn dịp khác đi thăm bạn bè, người thân. Lúc này đến chơi nhà, chẳng những không thích hợp mà còn có phần kém may mắn, là điềm xấu cho cả khách và gia chủ. Nếu thực sự cần thiết, hẹn gặp mặt ở bên ngoài là thích hợp nhất. Du lịch cũng là điều kiêng kỵ tiết Thanh Minh.
Ban đêm cũng nên hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí. Khi thuê nhà nghỉ, khách sạn, tránh chọn phòng khuất nẻo, nằm cuối hành lang. Nếu phải để giày dép bên ngoài phòng, nên để mũi giày hướng ra ngoài. Không nên ở một mình nơi hoang vắng, dễ bị tổn hao nguyên khí.
14. Tùy tiện chụp ảnh
Không nên chụp ảnh ở nghĩa trang, lăng mộ. Không chụp ảnh với người lạ, đặc biệt sau 3 giờ chiều tuyệt đối không được chụp ảnh bừa bãi, vì biết đâu còn có thứ gì khác lọt vào trong ảnh của bạn. Gặp cây cổ thụ, đồ cổ hay nhà cửa, kiến trúc lâu đời cũng không nên tùy tiện chụp ảnh.
Tương tự, đi chơi đêm tốt nhất không nên chụp ảnh, cũng đừng lấy đèn pin soi rọi lung tung, dễ kích thích những thứ đen tối đi theo mình. Khi đi đền chùa, không nên đứng dưới chân tháp chụp ảnh. Tháp được dùng để trừ tà, dễ gây cảm giác bức bối, khó chịu cho người chụp ảnh.
15. Đi tảo mộ cùng người ngoài
Đi tảo mộ là tập tục truyền thống trong tiết Thanh Minh. Những người đi tảo mộ xưa nay đều là con cháu trong nhà, người ngoài tốt nhất không nên tùy tiện đi theo. Dù sao cũng không phải người một nhà, đến mộ phần vào lễ Thanh Minh có thể khiến cho trường khí hỗn loạn, mất cân bằng, là điềm xấu nên tránh.
16. Chọn hoa cúng tùy tiện, màu sắc sặc sỡ
Người xưa cho rằng, hoa cúng khi tảo mộ không nên quá sặc sỡ, mùi hương quá nồng đậm. Nên chọn sắc hoa trang nhã, mùi hương thuần khiết để tỏ lòng kính trọng Tổ tiên. Thông thường, các loại hoa màu trắng tượng trưng cho sự tiếc thương, khi tảo mộ có thể chọn hoa cúc trắng, hoa bách hợp trắng, hoa huệ, hoa mã đề.
Hoa hồng trắng, hoa dành dành hay các loài hoa có màu trắng trơn khác còn thể hiện sự thương tiếc và nhung nhớ. Hoa cúc vàng cũng là loại hoa phổ biến, được mọi người lựa chọn nhiều, bởi hoa màu vàng tượng trưng cho sự đau buồn và tưởng niệm. Ngoài ra, có thể dựa vào tuổi tác và sở thích của người đã khuất để chọn hoa cúng sao cho phù hợp.
17. Tảo mộ không đúng trình tự
Thông thường, buổi lễ sẽ được diễn ra theo trình tự như sau: Dọn dẹp mộ phần – Lên hương – Dâng lễ – Mời rượu – Khấn vái – Hóa vàng mã. Khi tiến hành tảo mộ, cần chú ý giữ thái độ thành kính, không cười đùa, chạy nhảy lung tung, bằng không phạm phải kiêng kỵ tiết Thanh Minh thì hậu họa khôn lường.
Trước khi dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn Gia tiên, xin phép được tu sửa, dọn dẹp cho phần mộ, số nén hương phải là số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm. Chú ý phát quang cỏ rậm, nhổ bỏ cỏ dại, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn khu vực xung quanh cho sạch sẽ.
18. Để tóc phủ trước trán, mua giày trong tiết Thanh Minh
Trong dân gian, tiết Thanh Minh còn được gọi là “tiết Quỷ”, bởi đây là lúc mà âm khí rất vượng, ma quỷ nhiễu nhương. Trong thời gian này, nếu có việc phải đi đêm thì phải đem theo vật hộ thân, có thể là cành dâu, cành liễu, bùa may mắn hay vật phẩm phong thủy đã được khai quang.
Đặc biệt nhớ để lộ trán, vì theo quan niệm dân gian thì trán là cánh cửa vận mệnh của con người, là nơi đèn thần soi rọi, không nên để tóc che phủ. Trong thời gian này cũng không nên mua giày mới, bởi trong tiếng Hán, chữ “hài” (giày) và chữ “tà” đồng âm, mua giày sẽ không may mắn, dễ bị tà ma theo đuổi.
Nếu không chú ý, lỡ mua giày vào dịp này thì nên lấy giấy đỏ bọc giày để ngoài cửa một đêm, sáng hôm sau gỡ ra, đốt bỏ lớp giấy đỏ là được.
19. Chồng mất 3 năm đầu, vợ không được đi tảo mộ
Một trong những điều kiêng kỵ tiết Thanh Minh dân gian truyền lại: nếu chồng mới mất, trong 3 năm đầu người vợ không được đi tảo mộ. Nếu không cẩn thận phạm phải sẽ ảnh hưởng đến vận khí của người vợ.
Nếu cải giá, người chồng sau này có thể bị khắc chết, con cái cũng yếu ớt, dễ chết sớm. Tuy nhiên đây chỉ là phong tục của một số địa phương, nếu nơi bạn đang sống có kiêng kỵ điều này thì tốt nhất nên tuân theo, tránh sau này gặp nhiều chuyện phiền phức phải suy nghĩ.
Hi vọng rằng, những kiến thức mà phong thủy may mắn tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ đem lại hữu ích cho bạn.