Nguồn gốc – Ý nghĩa của tiết Thanh Minh

Xin chào quý vị và các bạn đã quay trở lại kênh PTMM của chúng tôi. Quý vị thân mến,.tiết Thanh Minh là một đặc biệt quan trọng để con cháu thể hiện sự hiếu kính với Tổ tiên, ông bà. Vậy Tiết Thanh Minh năm Canh Tý 2020 là ngày nào, Cần chuẩn bị gì cho ngày lễ này, Hãy cũng PTMM tìm hiểu nhé:

Giữa tiết Thanh Minh trong lành, trời trong, tươi mới sắc xuân, mọi người có thói quen dâng hương, dâng hoa như là một cách tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính tới người đã khuất. Việc chọn hoa đã thành thói quen thường lệ của chúng ta nhưng ít ai biết rằng, trong ngày này chúng ta nên lựa chọn loại hoa nào mới tốt?

Một điều lưu ý là hoa được dâng lên mộ phần trong những ngày này thường bó thành từng bó với màu sắc đơn giản, mộc mạc, không có mùi hương nồng nặc.

1. Chọn hoa trong tiết Thanh Minh dựa vào màu sắc

Trước đây, trong tiết Thanh Minh truyền thống, mọi người thường dùng cành liễu hoặc hoa đào để đi tảo mộ, tuy nhiên giờ đây chúng ta đã có nhiều sự lựa chọn hơn.

Loài hoa màu trắng tượng trưng cho sự tiếc thương và nhung nhớ những người đã khuất như như: bách hợp, hoa cúc trắng, cây mã đề hoa hồng trắng thường được chọn để dâng hoa khi đi tảo mộ. Màu trắng của những loài hoa này với ngụ ý thuần khiết, thanh cao và chúng đại diện cho sự tôn kính và hy vọng người đã khuất có được một cuộc sống thoát tục, an nhiên nơi thiên đường.

Thời gian qua đi, những phong tục cũ đã dần được thay đổi cho linh hoạt hơn, nên việc chọn hoa đi tảo mộ bây giờ đã không còn phải cứng nhắc ở việc phải lựa chọn màu hoa trắng. Màu hoa nào thường nở trong tiết Thanh Minh mà có thể bày tỏ được tấm lòng của con cháu, của người ở lại để có thể sử dụng.

Hoa màu vàng cũng biểu tượng cho sự đau buồn và tưởng niệm, trong đó hoa cúc vàng được mọi người sử dụng nhiều nhất và không chỉ dùng cho dịp này. Ngoài ra, ngày nay các loại hoa như lay – ơn, cây hương thảo cũng thường xuyên được dùng để dâng hoa.

2. Chọn hoa trong tiết Thanh Minh tùy vào từng đối tượng để dùng loại hoa khác nhau

+ Khi dâng hoa cho người lớn tuổi hơn chúng ta mà không biết sở thích của họ là gì, có thể dùng hoa cúc vàng hoặc trắng là đã đủ để bày tỏ tấm lòng của mình.

+ Dâng hoa cho bạn bè cùng trang lứa, không cần phải để ý quá tới hình thức, có thể chọn hoa khi còn sống họ yêu thích nhưng nếu không có thể chọn loại hoa nào khiến bạn gợi nhớ tới họ.

+ Với người cùng thế hệ, có thể dùng hoa cúc trắng và vàng, ngoài ra cũng có thể dùng các loại hoa màu trang nhã như hoa loa kèn, cẩm chướng…

3. Chọn hoa trong tiết Thanh minh dựa vào sở thích của người đã khuất

Không chỉ dựa vào màu sắc hoa, giờ đây, khi đi tạo mộ, để bày tỏ lòng tiếc thương, nhiều người ưu tiên việc chọn hoa theo sở thích của người đã khuất để thể hiện sự quan tâm, tưởng nhớ tới họ. Điều đó được duy trì như một cách nối dài sự hiện diện của người thân trong gia đình.

Sắc màu hoa càng thắm càng bày tỏ lòng thành kính. Tuy nhiên, không nên vì vậy mà chọn những loài hoa sặc sỡ hoặc mang ý nghĩa của sự chúc tụng để tránh người khác hiểu lầm tâm ý của người dâng cúng.

Nếu như người mất lúc tuổi cao, có thể tăng thêm tỉ lệ hoa màu đỏ, hồng, màu sắc ấm áp này thể hiện tình cảm nhớ nhung triền miên của con cháu.

Trên thực tế, có thể sử dụng nhiều loài hoa khác nhau mà con người gán cho những tiếng nói, ý nghĩa riêng. Nhưng dâng hoa cho người đã khuất phải chắc chắn một điều, bất cứ một loài hoa nào dù cầu kỳ hay đơn giản, dù rực rỡ hay đơn sơ được dùng để đi tạo mộ trong tiết Thanh Minh đều cùng chung mục đích là bày tỏ tấm lòng thành kính với người thân yêu của chúng ta.

2. Ý nghĩa của Tiết Thanh Minh

Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa Tiết Thanh Minh đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Thanh minh tuy không phải là cái Tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của Tổ tiên.

Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh Minh.

Theo quy ước, Tiết Thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 dương lịch. Năm nay, Tiết Thanh Minh bắt đầu vào ngày 5/4 dương lịch (nhằm ngày mùng 1/3 âm lịch) và kéo dài đến ngày 9/4 dương lịch (nhằm ngày 5/3 âm lịch).

Theo phong tục, trong những ngày Thanh minh truyền thống là lúc nhớ về cội nguồn, nhiều gia đình tổ chức tảo mộ, làm bánh trôi bánh chay.

Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ. Trong khi làm sạch mộ, gia chủ có thể sử dụng Bột xông nhà khai cát và Bột Ngũ Vị Hương để xông giúp bao sái, tẩy uế hoặc chôn, rắc Gạo Vàng Thần Tài hoặc Cốt Thất Bảo dưới các góc mộ giúp có linh khí, hóa sát, trừ tà.

Bột xông nhà khai cát là sản phẩm tuyệt vời với sự kết hợp đầy đủ giữa nguyên liệu thảo mộc, với những vật phẩm tốt lành trong dân gian cũng như trong phong thủy. Bột xông nhà khai cát dùng để bao sái, tẩy uế, lau sạch khi dọn bàn thờ, đồ cúng lễ, xông khí, tẩy trừ uế khí, tiêu trừ khí xấu… đem lại phúc tài lộc thọ cho gia chủ. Nhà có người bệnh lâu ngày không khỏi, người hay mê ngủ mộng mị, mắc chứng hoang tưởng, nên sử dụng để tẩy đi uế khí, tà khí… Xông đất trước khi hành lễ động thổ, khai trương, nhập trạch, khánh thành, tẩy uế, trừ tà cuối năm, trong lễ tảo mộ tiết Thanh Minh… là rất cần thiết.

Gạo Vàng Thần Tài được xem là một vật phẩm cực kỳ may mắn. Nó được chế tạo từ loại cát vàng và đá tự nhiên thuần khiết. Mỗi một công đoạn chế tác đều vận dụng theo các nguyên lý ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ một cách nghiêm túc. Sức linh nghiệm đặc biệt mạnh, là một vật thần lực mạnh mà nhà nhà nên có trong gia đình, đặc biệt là vào những ngày lễ lớn, càng nên sử dụng vật phẩm cát tường này.

Cốt Bát Hương, đặc biệt Cốt Thất Bảo là một vật linh thiêng để trong bát hương dùng cho thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới Tổ tiên, các vị Thần linh, hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.

Cốt Thất Bảo trong Cốt Bát Hương là đặc biệt quan trọng, bởi chúng được coi như lòng cốt, linh hồn trong bát hương, tượng trưng cho giá trị cốt lõi trong gia đình. Cốt Thất Bảo đầy đủ bao gồm: vàng, bạc, ngọc trai, ngọc phỉ thúy, đá mã não, san hô đỏ, hổ phách.

Do được hội tụ đủ linh khí ngũ hành của trời đất Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, nên tất cả các bảo vật làm thất bảo đều là bảo vật quý, giữ được linh khí của đất trời. Với linh khí đất trời được hội tụ lại trong bộ Cốt Thất Bảo thì nguyện cầu thì tâm ý mới linh ứng và được lưu lại.

Để vận hành cho thất bảo người ta sử dụng thêm Gạo Vàng Thần Tài làm chất dẫn, Gạo Vàng Thần Tài giống như Cam Thảo trong Đông Y, chạy được vào cả 12 kinh mạch. Vậy nên sử dụng thêm Gạo Vàng Thần Tài làm chất dẫn cho toàn bộ khí trong thất bảo được lưu thông.

Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ Tổ tiên, người thân đã khuất, mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:

“Thanh Minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh”

3. Nguồn gốc của Tiết Thanh Minh

Tiết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mùng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Từ thời Lý, nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi – bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi Tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi – bánh chay.

Tiết Thanh Minh gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của Tổ tiên, của những người đi trước.

Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của Tổ tiên.

Con cháu quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ Tổ tiên và sum họp với gia đình. Thông thường, vào dịp này, người còn sống sẽ tổ chức tụ họp người thân, làm lễ tảo mộ, thăm viếng và dọn dẹp mộ phần của ông bà Tổ tiên.

Công việc chủ yếu là dọn cỏ dại trùm lên mộ phần và đắp thêm cho ngôi mộ thêm đầy đặn do mùa xuân mưa phùn dễ làm cây hoang dại phát triển tốt.

Đặc biệt, kiểm tra xem mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật nhỏ đục khoét hay không, nếu có cần giải quyết ngay. Vì đây, là điều không tốt trong phong thủy và khá hung hiểm đối với phong thủy âm trạch.

Đồng thời, làm lễ cúng mời những người đã khuất về nhà dùng cơm với con cháu. Con cháu tưởng nhớ, hoài niệm lại những điều tốt đẹp về ông cha với tất cả lòng thành kính.

Khi làm lễ cúng Thanh Minh, nên tham khảo kỹ lưỡng, vì ngoài thành tâm, phải nắm được cần chuẩn bị những lễ vật cần thiết và quan trọng nhất là biết chuẩn bị cúng lễ Thanh Minh đúng cách.

Cúng tại gia và cúng tại mộ có cách chuẩn bị lễ vật và văn khấn khác nhau, gia chủ cần chú ý để không bị nhầm lẫn.

4. Tục Tảo mộ

Đối với người dân Việt, Tiết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về Tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày 3/3 âm lịch hằng năm cũng cố gắng về với gia đình để tảo mộ, sum họp bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.

Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của Tổ tiên cho sạch sẽ. Nhân ngày Thanh Minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể mạo phạm tới linh hồn người đã khuất.

Sau khi dọn dẹp xong, gia chủ có thể sử dụng Bột xông nhà khai cát, Bột Ngũ Vị Hương để xông giúp bao sái, tẩy uế hoặc chôn, rắc Gạo Vàng Thần Tài hoặc Cốt Thất Bảo dưới các góc mộ giúp có linh khí, hóa sát, trừ tà; đồng thời mùi hương từ Bột Trừ Tà và Bột Ngũ Vị Hương giúp xua đuổi muỗi mọt, những động vật gặm nhấm làm tổ trên mộ của Gia tiên nhà mình.

Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.

Trong ngày Thanh Minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái Tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của Gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng Tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ Gia tiên và sum họp với gia đình.

Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.

Ngoài tục lệ trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay thắp hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món bánh này.

Tiết Thanh Minh cũng là lúc trời bắt đầu bớt lạnh, cây cối phát triển mạnh mẽ, rất nhiều loài hoa nở rộ, là thời điểm thích hợp để đi dã ngoại, ngắm cảnh.

Theo quy ước, tiết thanh minh theo là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 dương lịch.

Với các nhà tâm linh, Thanh minh vừa là dịp lễ, vừa là ngày mặt trời ở vị trí hoàng đạo, may mắn và người dân đi tảo mộ, tu chỉnh lại mộ phần Tổ tiên với đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn. Với nhiều gia đình, lễ tảo mộ là dịp con cháu sum họp để thực hiện trách nhiệm, sự tận nghĩa, hiếu hạnh, thành kính với Tổ tiên.

Theo quan niệm dân gian, các lễ trong dịp tiết Thanh minh gồm lễ Gia Thần, Gia tiên tại nhà và lễ âm phần long mạch tại nơi đặt phần mộ. Khi đến những nơi có đặt mộ phần của gia đình mình, các gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung để lễ. Nếu nơi đó không phải là nghĩa trang, không có chỗ thờ thì có thể dùng các thứ đôn, kệ để đặt đồ lễ mà cúng vái.

Lễ vật trong ngày tiết thanh minh gồm: hương đèn, trầu cau, gạo muối, nước, rượu, trà khô, tiền vàng, thịt (chân giò, gà luộc hoặc là khoanh giò nạc độ vài lạng).

Bắt đầu vào lễ, gia chủ thắp hương, đèn và khấn theo bài cúng lễ tiết Thanh minh. Sau đó, trong lúc chờ hương tàn thì gia chủ đi đến phần mộ của Gia tiên thắp hương và khấn Gia tiên để xin phép tu sửa, dọn dẹp cho phần mộ. Lưu ý là số nén hương thì thắp số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm, còn đèn thì mang theo hai đèn hoặc 2 cây nến vì thắp lên, 2 ngọn đèn tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt.

Sau khi hoàn tất các việc, gia chủ chờ cho hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ Gia thần và Gia tiên ở nhà. Nếu gia chủ viết bài cúng ra giấy thì đọc xong đem hóa cùng tờ tiền giấy vàng.

Việc cúng Gia tiên trong tiết Thanh minh cũng tuân theo thể thức cúng Gia tiên thông thường. Thể thức này, theo sách phong tục thờ cúng của người Việt thì có những nguyên tắc chung là: dâng hương lễ Gia thần trước, Gia tiên sau.

Các vật phẩm dâng hương trong ngày tiết thanh minh có thể là lễ chay hoặc lễ mặn (các gia đình thờ Phật thì chỉ dâng lễ chay).
Các lễ vật gồm: hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Lễ vật đặt trên bàn có thể chung nhưng nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương cả. Số hương trong từng bát cũng là những số lẻ (1 hoặc 3 nén). Sau khi hương cháy gần hết thì gia chủ lại thắp thêm một tuần hương nữa rồi xin phép Tổ tiên hóa vàng. Tiền vàng khi đã cháy thành tro thì lấy một chén rượu cúng vẩy vào đám tro đó.

Trong khi hành lễ cúng Gia Thần, Gia tiên của ngày tiết Thanh minh đều có hai hình thức là vái và lễ. Vái thì các ngón tay đan vào nhau còn lễ thì hai bàn tay áp vào nhau và đều đặt ở ngang trước ngực. Vái hay lễ đều chỉ được thực hiện sau khi lễ vật đã đặt lên bàn thờ và đèn nhang đã thắp. Người làm lễ sau khi đã châm lửa, kính cẩn dùng hai tay dâng các nén hương ở vị trí ngang trán, vái ba vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Sau đó, người lễ khấn theo bài cúng Gia tiên, khấn xong vái ba vái rồi chờ hương cháy gần hết mới hóa vàng.

Về vấn đề lễ chay hay lễ mặn trong ngày tiết Thanh minh: Ngày nay, có những quan niệm khuyên nên cúng bằng lễ chay, vì như vậy là không sát sinh nên vong hồn Tổ tiên dễ siêu thoát. Lễ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong, Hoa tươi

Việc chọn hoa trong ngày tết Thanh Minh cũng vô cùng quan trọng. Hôm nay Phong thủy May Mắn sẽ hướng dẫn cho bạn cách chọn hoa dâng lễ Thanh Minh.

Có rất nhiều lựa chọn khác nhau khi bạn đi tảo mộ trong tiết Thanh Minh, nhưng miễn là đối với bạn loài hoa đó bày tỏ lòng thương nhớ đến người đã khuất thì bạn đều có thể sử dụng.

Hi vọng rằng, những kiến thức mà phong thủy may mắn tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ đem lại hữu ích cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119