- Đá quý đã sử dụng, được bán đấu giá hoặc bán lại sang tay CẦN PHẢI khai quang, qua tay sử dụng thì linh ứng của đá không còn được tốt
- Đá quý được làm mới, thì CẦN ĐƯỢC khai quang, vật cần có chủ, khí cần có định, khai quang chính là khai mở khí đó định vào một người cụ thể
Bộ Sưu Tập Mới, Bộ Sưu Tập Theo Mệnh, Kiến Thức phong thủy, Mặt Dây, Vật Phẩm Phong Thủy
PHẬT BẢN MỆNH TẠI SAO LẠI CHỌN PHẬT BẢN MỆNH ĐỂ LÀ VẬT PHẨM HỘ THÂN?
Phật bản mệnh gồm 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, thiên can, địa chi và 5 yếu tố cơ bản là đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo Mật Tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp. Mật tông thường gọi là 8 thần hộ thân. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các Bản tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng đường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, hóa hung thành cát, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc, có sức khỏe tránh mọi bệnh tật
Tuổi Tý – Quán Âm Thiên Thủ
Sửu và Dần – Hư Không Tạng Bồ tát
Mão -Văn Thù Bồ Tát.
Thìn và Tỵ – Phổ Hiền Bồ Tát
Ngọ – Đại Thế Chí Bồ Tát
Mùi và Thân – Như Lai Đại Nhật
Dậu – Bất Động Minh vương
Tuất và Hợi – Phật A Di Đà
Trong cuộc sống, vận khí con người có lúc thịnh, lúc suy, phúc chẳng đến nhiều mà họa đến như thác lũ. Dân gian có câu ” Nam đeo Quán Âm, Nữ đeo Phật”. Người con trai đeo đá hình Quán Âm với mong muốn bạo khí trong người giảm bớt, tăng thêm lòng từ bi, thương yêu mọi người. Nữ đeo Phật để giảm bớt sự đố kỵ, bao dung
Phong Thủy Vượng tài- Phong thủy may mắn sẽ trình bày cụ thể về các vị bản tôn và các hình ảnh đá quý, vật phẩm cụ thể để các bạn tham khảo về vị thần bản mệnh của mình trong các bài viết này
1. Quán Âm Thiên Thủ
LÀ phật bản mệnh của Tuổi Tý
Quán Âm Thiên Thủ – tương truyền Quán Âm đã từng phát lời thề trước Phật A di đà là độ tất cả chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi , nếu như phá vỡ lời thề thì thân thể sẽ hóa nghìn mảnh. Sau này ngài hóa độ chúng sinh trong đại kiếp nhưng vẫn có vô số chúng sinh chịu sự đau khổ trong luân hồi cho nên ứng lời thề mà thân thể vỡ tan thành nghìn mảnh
Lúc này, Phật A Di Đà gia trì cho tất cả mảnh vỡ thân thể của Quán Âm ghép lại thành Quán Âm thiên thủ để có thể nhìn thấy cảnh khổ đau của chúng sinh, dùng muôn cánh tay của mình để có thể cứu độ chúng sinh. Quán Âm Thiên Thủ có 11 mặt và 6 tay. Tuy nhiên Quán Âm Thiên Thủ có nhiều loại truyền thừa như 8 tay, 14 tay,…
2. Bồ Tát Hư Không Tạng
Tên tiếng Phạn là Akasagarbha, dịch ra là A Gìa Xả Bích Bà, dịch là Hư Không Dựng , Hư Không Quang, là một trong Bát đại Bồ Tát của Phật Giáo
Hư Không Tạng chủ về trí tuệ, công đức và tài phú, vì chúng giống như hư không mênh mang vô biên, hơn nữa còn có thể thỏa mãn hết thảy nhu cầu, khiến cho chúng sinh đạt được lợi ích vô cùng nên ngày mới có tên là Hư Không.
3. Văn Thù Bồ Tát
Là Bồ Tát có địa vị hiển hách, uy danh lẫy lừng. tên tiếng Phạn của ngài là Manjusri, dịch âm là Văn Thù sư lợi. Tương truyền, ngài xuất thân trong gia tộc Bà La Môn ở Ấn Độ, được sinh ra từ sườn phải của mẫu thân. Khi đản sinh, ngài có nhiều thụy tướng, như: tướng mạo trang nghiêm, có đủ 32 tướng tốt, sắc thân vàng tím lấp lánh, vừa mới sinh ra đã biết nói, không lâu sau ngài xuất gia trở thành thị giả của Thế Tôn. Giáo pháp Phật đà chia làm 2 dòng truyền thừa lớn là Thâm Quán và Quảng Hành. Trong đó, Văn Thù bồ tát kế thừa phái Thâm Quán đạt được thành tựu lớn và trở thành Phật, Phật hiệu của ngài là Phổ Biến Chiếu Như Lai, vì trợ duyên cho Thích Ca Mâu Ni cứu độ chúng sinh, ngài đã hiện thân dưới thân phận Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát biểu thị ý nghĩa của trí tuệ Phật Đà, là hình tượng nhân cách hóa trí tuệ. Núi Ngũ Đài ở Sơn Tây (TQ) chính là thánh địa của ngài. Mỗi năm có hàng trăm tăng tục trở về hiếu kính ngài, thậm chí có những tín đồ dùng phương thức 3 bước đi 1 bước lạy cho đến khi đến núi Ngũ Đài để gặp ngài. Điều đó càng chứng tỏ địa vị quan trọng của Văn Thù Bồ Tát trong Phật Giáo
4.Phổ Hiền Bồ Tát
Tên tiếng Phạn là Samantabhdra, dịch âm là Tam Mạn Đà Bồ Tát. Phổ có nghĩa là “tất thảy khắp nơi”, Hiền có nghĩa có nghĩa là tối diệu thiện: Đem diệu nghĩa thuần thiện phổ cập ở khắp nơi, đó là tâm nguyện và chức trách của Phổ Hiền
Ngài đại biểu cho lý đức, định đức, và hạnh đức của chư Phật. Ngài cưỡi trên voi trắng 6 ngà, tay trái để sát hông hoặc cầm chuông, tay phải cầm chùy kim cương, đầu đội mũ ngũ Phật, thân khoác áo màu, hình tượng giống như đồng tử 16 tuổi. Đặc trưng của ngài là sức mạnh và sực mạnh và sự vững chãi, cho nên thường đực hình dung với sự tu hành dũng mãnh mà ôn hòa của Bồ Tát
5. Đại Thế Chí Bồ Tát
Tên tiếng Phạn là Mahastamaprapta, dịch là Đại thế chí hoặc Đại Tinh Tiến.
Theo ghi chép của Quán Vô lượng thọ kinh, vị Bồ Tát này lấy ánh sáng trí tuệ phổ chiếu tất thảy, khiến cho tất cả chúng sinh rời xa 3 cõi ác, đạt được sức mạnh vô thượng cho nên ngài là tượng trưng cho Trí Tuệ. Khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như đang xảy ra một cơn địa chấn, nên gọi là Đại Thế Chí .
6. Đại Phật Như Lai
Tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Gía Na, biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng của ánh sáng Phật. giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng
Ngài ngồi trên tòa nguyệt luân hoa sen tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ, chính là 2 loại vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện
7. Bất Động Minh Vương
Tên tiếng Phạn là Acalnatha. “Bất Động” chỉ tâm từ bi kiên cố, không thể xoay chuyển, “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ, “Vương” là chế ngự tất thảy hiện tượng. Ngài là bản tôn có địa vị tôn quý nhất trong Ngũ Đại Minh Vương. Theo sự truyền thừa của Mật giáo, ngài là Như Lai vì nhiếp nhục kiếp nạn để độ hóa chúng sinh và tuyên dương châm ngôn diệu pháp mà biến hiện thành chư tôn tướng phẫn nộ
Bất Động Minh Vương thường an trụ trong lửa tam muội, tiêu trừ chướng mạn và sự ô uế trong ngoài, tiêu diệt tất thảy ma quân oán địch
Bất Động Minh Vương đã oán nguyện: “người thấy thân ta phát tâm bồ đề, người nghe danh hiệu ta dứt ác tu thiện, người tu theo pháp môn của ta được đại trí tuệ, người hiểu tâm ta tức thành thân thành Phật”
8. Phật A Di Đà
Tên tiếng Phạn là Amita Buddha, dịch là Vô Lượng Quang, là giáo chủ của thế giới Tây phương cực lạc, có câu “ Nhà nhà thờ A Di Đà, hộ hộ bái tế Quán Thế Âm”
Theo thuyết pháp trong Vô Lượng Thọ Kinh của Phật giáo Tịnh Độ Tông, trước vô lượng kiếp trong quá khứ là thời đại Phật Thế Tự Tại Vương còn trụ thế, lúc đó vị quốc vương của nước Diệu Hỷ thường nghe Phật giảng kinh thuyết Pháp. Sau khi nghe xong, không những cảm thấy hoan hỉ mà còn lý giải được sự thâm sâu của Phật pháp. Từ đó ngài phát tâm Bồ đề vô thượng, từ bỏ vương vị, xuất gia làm tăng, pháp hiệu là Tỳ Khiêu Pháp tạng. Ngài ôm chí lớn, bái Phật Thế Tự Tại Vương làm thượng sư, tu tại Phật pháp. Tương truyền, ngài đến nhiều tịnh độ Phật quốc, tập hợp những điểm thù thắng, phát ra 48 đại nguyện nổi danh trong Phật Giáo, trải qua nhiều kiếp nỗ lực thực hiện đã thành tựu được thế giới cực lạc. Tịnh Độ tông cho rằng, chỉ cần có đủ niềm tin với Phật A Di Đà, cho dù không thực hiện được đầy đủ 48 đại nguyện có thể đạt được sự gia trì của ngài. Vào thời khắc lâm chung sẽ thuận lợi chuyển thế đến cõi tịnh độ Cực Lạc
ĐÁ QUÝ CÓ CẦN KHAI QUANG KHÔNG?
Có nhiều người cho rằng: đá quý không cần khai quang, bởi bản thân đá đã có năng lượng, có khí trường mạnh kích phát vận khí của con người. thực ra điều đó chỉ đúng một nửa bởi: