TRUYỀN THUYẾT VỀ TỲ HƯU – LINH VẬT SỐ 1 VỀ TÀI LỘC CÔNG DANH

 

TRUYỀN THUYẾT VỀ TỲ HƯU – LINH VẬT SỐ 1 VỀ TÀI LỘC CÔNG DANH
1. Truyền thuyêt tỳ hưu Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện. Đặc biệt con vật này chỉ ăn vàng bạc châu báu, nó cứ ăn mãi ăn mãi đến khi bụng no tròn mà vẫn không ngừng nghỉ và cũng không thấy cho ra. Lúc đó vua mới để ý và phát hiện ra con vật này không có hậu môn và vua đã chợt nhận ra một điều lạ. Tỳ hưu – linh vật số 1 về tài lộc công danh Sáng hôm sau vua cho gọi mời thầy phong thủy vào trong cung và được biết rằng khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Ngay sau đó vua cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành ngay tại chỗ con vật đó xuất hiện. Sau đó tình trạng ngân khố cạn kiệt được khắc phục và ngân khố ngày càng nhiều thêm. Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”. Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có. Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua họ vẫn tin vào sự nhiệm màu của linh vật đó và đặt tên là Tỳ Hưu, nhà vua ra lệnh các hoàng tử, công chúa không được đặt tê con là Tỳ hưu đặc biệt quan lại không được tạc và dùng tỳ hưu bởi quan không được giàu hơn vua. Tuy nhiên các thợ tạc, những người kinh doanh, quan lại trong triều đều biết về sự linh nhiệm của linh vật đó mà tạc tượng tỳ hưu để trong nhà, chính vì vậy về đời sau Tỳ hưu vẫn là linh vật số 1 về tài lộc công danh được mọi người ca tụng. 2. Đặc điểm của tỳ hưu Tỳ Hưu là một trong chín người con của Rồng Tỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu một sừng là giống cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái, ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Loại Tỳ Hưu hai sừng là loài chuyên hút vàng bạc, châu báu trong trời đất nên được cho là con vật giữ tài lộc hay còn gọi là Thiên Lộc.  Nếu thỉnh một cặp Tỳ Hưu thì con cái là Tỳ, con đực là Hưu Khi đó Tỳ Hưu có đặc điểm miệng to, ngực to, mông to nhưng không có hậu môn (chỉ để hút vào mà không làm mất đi cái gì). Nếu thỉnh một cặp Tỳ Hưu thì con cái là Tỳ, con đực là Hưu. Tu Lỳ là kiện tác của Tỳ Hưu, với tư thế cuộn tròn, lưỡi cong, răng sắc đón lộc và giữ của. Khi mua Tỳ Hưu rất dễ bị nhầm thành Chó Trời, không hề có tác dụng tốt cho gia chủ. Tỳ Hưu cũng có đặc điểm là thích âm nhạc, có tài thẩm âm. Vì thế nên Tỳ Hưu thường được khắc trên đầu cây đàn hồ cầm, nguyệt cầm, tì bà.
 

One thought on “TRUYỀN THUYẾT VỀ TỲ HƯU – LINH VẬT SỐ 1 VỀ TÀI LỘC CÔNG DANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119