Mâm cúng ngày tết 3 Miền Bắc Trung Nam

Mâm cúng 3 miền- Nước Việt Nam ta  là quốc gia có nền văn hóa và phong tục tập quán rất đa dạng và đặc sắc. Điều đó được thể hiện qua các ngày hội, dịp lễ lớn nhỏ. Duy chỉ có ngày Tết Nguyên Đán thôi cũng đã lưu giữ được rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Mâm cơm cúng ngày tết cũng góp phần tạo nên sự đặc sắc, đa dạng đó bởi lẽ mỗi vùng miền lại có những cách chuẩn bị mâm cúng ngày tết khác nhau, phù hợp với đặc trưng của từng vùng miền.

Mâm cúng ngày tết 3 Miền Bắc Trung Nam

1. Ý nghĩa của mâm cỗ ngày tết trong văn hóa của người Việt

Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, mỗi khi Tết đến xuân về, mọi người đều quây quần và chuẩn bị mâm cơm ngày Tết thật đầy đủ, tươm tất để cúng ông bà tổ tiên, cầu mong một năm an khang, thịnh vượng. Chính vì vậy, dù ít hay nhiều, mâm cỗ ngày Tết 3 miền luôn phải được chăm chút thật chu đáo và tỷ mỹ. 

Không chỉ đơn thuần là một mâm cỗ bình thường, mâm cúng  3 miền của người Việt còn chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng như:

  • Bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên:

Mâm cỗ Tết có ý nghĩa thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn tổ tiên, cũng như cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc. Vì vậy, những ngày trước Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho sạch đẹp. 

  • Mang ý nghĩa sum họp, đoàn tụ:

Trong năm ai cũng bận rộn với công việc, Tết đến xuân về là dịp để cả gia đình sum vầy và tụ họp bên nhau, hàn huyên những buồn vui một năm đã qua.

Dường như trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cuộc sống của con người dần trở nên bận rộn. Do đó, hầu hết các bữa ăn gia đình Việt dường như trống rỗng và thiếu đi sự đầy đủ các thành viên. Có lẽ bây giờ chỉ có những ngày Tết mới có thể thấy con cháu sum vầy, vậy nên mâm cơm luôn được chuẩn bị đầy đủ, phong phú với những món ăn Tết cổ truyền mà ai cũng yêu thích. Chính vì thế mà hình ảnh mâm cỗ Tết 3 miền còn mang ý nghĩa thể hiện sự sum họp, đoàn tụ và hạnh phúc. Những câu chuyện vui buồn sẽ được tâm sự trong khoảnh khắc này và không thiếu những lời chúc tốt đẹp gửi gắm trong năm mới.

  • Tượng trưng cho mong muốn:

Các món ăn trên mâm cỗ ngày xuân đều ẩn chứa những câu chuyện khác nhau, ngụ ý một năm mới đủ đầy và sung túc. Đồng thời thể hiện những hy vọng cũng như ước nguyện mà mọi người đang hướng tới.

Mâm cỗ ngày Tết truyền thống dù là ở miền nào đi nữa thì cũng đều mang ý nghĩa trọn vẹn, đoàn viên và thân tình. Đây là ý nghĩa quan trọng không thể thiếu đối với đời sống tinh thần và văn hóa của người dân Việt Nam. 

2. Mâm cỗ Tết đặc trưng của 3 miền Bắc-Trung-Nam

  • Mâm cỗ cúng của miền Bắc- cầu kỳ nhưng rất tinh tế
Mâm cúng ngày Tết cổ truyền miền Bắc

Đối với người miền Bắc, mâm cỗ Tết gồm 4 chén, 4 đĩa chính tượng trưng cho tứ trụ đó là bốn mùa và bốn phương. Riêng các gia đình khá giả thì có thể chuẩn bị mâm cỗ lớn hơn với 6 chén, 6 đĩa hoặc 8 chén, 8 đĩa. Và được bày trí trên mâm đồng, mâm gỗ, đôi khi được xếp cao từ 2 đến 3 tầng để tượng trưng cho sự phát tài phát lộc. 

Bốn chén chính trong mâm cỗ sẽ bao gồm các món đặc trưng như:

  • Canh bóng thả nấu với nước dùng gà.
  • Chân giò hầm chung với măng khô.
  • Miến nấu lòng gà và mọc nấm thả.

Bốn đĩa chính sẽ bao gồm các món điển hình như:

  • Gà trống thiến luộc.
  • Nem rán.
  • Giò lụa hoặc giò thủ, chả quế.
  • Bánh chưng.

Nhiều gia đình còn bày thêm món thịt đông, đây là món ăn đặc trưng vào những ngày lạnh ở miền Bắc.

Tất cả các món ăn đều mang những màu sắc riêng biệt, không trộn lẫn với nhau nên góp phần tạo nên một mâm cỗ Tết miền Bắc sang trọng, phong phú và hấp dẫn hơn.

Mâm cỗ cúng của miền Trung- giản dị nhưng thấm đẫm tình thương mến

Mâm cúng cổ truyền ngày tết miền Trung

Miền Trung với thời tiết khắc nghiệt và khí hậu đặc trưng nên nét văn hóa ẩm thực cũng sẽ sự khác biệt ứng với tinh thần tiết kiệm, san sẻ của con người miền Trung, thể hiện qua việc các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít, bày biện trên chiếc mâm tròn.

Những món ăn cơ bản thường thấy trong mâm cỗ Tết miền Trung bao gồm

  • Gà luộc
  • Thịt heo
  • Bánh tét
  • Nem chua
  • Dưa hành
  • Ram cuốn,…

Ngoài ra người miền Trung cũng chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên một số người cũng làm những món mặn như thịt kho, tôm rim, gà rán, nem, thịt ngâm nước mắm,…

Đặc biệt, người miền Trung rất thích ăn những món cuốn nên không thể nào thiếu đi các món như thịt luộc, cá hấp cuốn bánh tráng, nem lụi,…

Mâm cỗ cúng của miền Nam- phóng khoáng, không quá cầu kỳ và câu nệ

Mâm cúng ngày Tết cổ truyền miền Nam

Với người miền Nam mâm cỗ thường được quan niệm “Trần sao âm vậy” không quá là cầu kì. Mâm cơm cúng tổ tiên của người miền nam đơn giản như các món ăn thường ngày, mâm cỗ thường được chú trọng khẩu vị, những món ăn yêu thích của gia đình, các món ăn ông bà thích theo mâm cơm gia đình đơn giản.

Món ăn không thể nào không kể tên trong mâm cỗ cúng Tết ở miền Nam là thịt kho trứng (thịt kho tàu), thịt kho trứng được kho trong một nồi lớn để ăn liên tục trong nhiều ngày liền. Ngoài ra cũng không thể kể đến món canh khổ qua nhồi thịt với quan niệm mọi sự khổ ải sẽ đều qua đi để đón chào một năm mới hạnh phúc hơn.

Ngoài 2 món ăn trên người miền Nam còn chuẩn bị thêm

  • Gà luộc
  • Chả giò
  • Gỏi ngó sen
  • Tôm khô củ kiệu và đặc biệt là bánh tét.

3. Nhưng lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày Tết

Để thể hiện sự tôn trọng tôn kính với bề trên và tránh những điều cấm kị không tốt mọi người cần phải lưu ý và  tránh những điều sau đây:

  • Thức ăn không được nêm nếm, hay ăn thử thức ăn dùng để làm đặt lên mâm cúng tổ tiên.
  • Mâm cơm cúng tổ tiên không nên làm những món sống như: gỏi sống, đồ sống.
  • Không cúng những món ăn liên quan đến cá mè ” theo quan niệm xưa cá mè thường mang đến sự đen đủi, không may mắn.
  • Mâm cơm cúng phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa mới, hoặc bát đĩa dùng riêng để thờ cúng, không dùng chung với chén đũa sử dụng thường ngày.
  • Không nên sử dụng đồ đóng hộp trong siêu thị, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để thờ cúng tổ tiên.

Như vậy, mâm cúng 3 miền tuy khác nhau về cả hình thức lẫn cách thức thực hiện nhưng nó đều mang ý nghĩa của sự đoàn viên, sum họp, là tấm lòng thành của con cháu gửi đến ông bà tổ tiên. Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp ngày Tết cần được kế thừa và phát huy.

Xem thêm: Những Phong Tục cổ truyền trong dịp tết Nguyên Đán của người Việt

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0989349119